Khi tham gia góp vốn vào một công ty cổ phần, vấn đề chia lợi nhuận trong công ty cổ phần là vấn đề mà các cổ đông quan tâm nhất. Các khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư nhận được sẽ được xác định theo quy định pháp luật về vần đề trả cổ tức, cũng như theo Điều lệ công ty. Trong bài viết dưới đây, các luật sư tư vấn luật doanh nghiệp của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề trả cổ tức theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề trả cổ tức
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua là Luật Doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021);
Cổ tức là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì: “Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác”.
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Theo đó, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.
Việc phân loại cổ phần được quy định tại Điều 114 Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:
“Điều 114. Các loại cổ phần
- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
- Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.- Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
- Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
- Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở…”
===>>> Xem thêm: Các loại cổ phần ưu đãi
Điều kiện để cổ đông được trả cổ tức
Theo pháp luật hiện hành thì điều kiện để cổ đông được trả cổ tức được quy định như sau:
Trả cổ tức đối với cổ tức của cổ phần ưu đãi:
Loại cổ phần này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm 2 loại là cổ tức cố định (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty ) và cổ tức thưởng.
Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng phải được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Trả cổ tức đối với cổ tức của cổ phần phổ thông:
Theo khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty”. Điều kiện để Công ty cổ phần được trả cổ tức của cổ phần phổ thông như sau:
- Công ty cổ phần đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật;
- Công ty cổ phần đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp khoản lỗ trước đó theo quy định pháp luật và Điều lệ công ty;
- Đảm bảo ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty cổ phần vẫn có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Các phương thức chi trả cổ tức
Căn cứ theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì việc trả cổ tức bao gồm các phương thức sau:
Trả cổ tức bằng tiền mặt
Việc chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
Trả cổ tức bằng cổ phần
Khi công ty có nhu cầu giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển, họ có thể sử dụng cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức. Khoản cổ tức cho mỗi cổ phiếu theo cách trả này là phần cổ phần thay cho khoản tiền.
Trả cổ tức bằng tài sản công ty
Còn có thể trả bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty: Hình thức này ít phổ biến hơn hình thức trả bằng tiền mặt và bằng cổ phần. Tuy nhiên tùy theo Điều lệ của mỗi công ty mà có thêm hình thức chi trả cổ tức này.

Cách thức chi trả cổ tức
Theo điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, còn Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị mức cổ tức được trả.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
Về thời hạn trả cổ tức:
Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
===>>> Xem thêm: Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Về thủ tục trả cổ tức:
Hội đồng quản trị kiến nghị mức cổ tức được trả; thời hạn và thủ tục trả cổ tức.
Đại hội đồng cổ đông tiến hành họp thường niên để xem xét phương án và mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.
Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.
Gửi Thông báo về trả cổ tức bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải có các nội dung sau đây:
“a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân;
c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;
d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;
đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức;
e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.”
Tiền hành chi trả cổ tức trong thời hạn quy định.
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì:
“ 5. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.
-
Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.”
Trên đây là các vấn đề pháp lý liên quan tới vấn đề trả cổ tức. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết, hãy gọi Tổng đài luật sư tư vấn doanh nghiệp. Công ty Luật Thái An luôn đưa ra các giải pháp pháp lý tối ưu cho doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn pháp luật kinh doanh tại Công ty Luật Thái An
Công ty Luật Thái An tự hào có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về pháp lý doanh nghiệp. Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn pháp luật kinh doanh của chúng tôi khách hàng được hưởng nhiều lợi ích: Từ việc phòng ngừa mọi rủi ro pháp lý; Dịch vụ trọn gói, hồ sơ nhanh gọn, chi phí ít đến chính sách hậu mãi tốt, giảm phí tới 20% cho các lần sử dụng dịch vụ tiếp theo.
===>>> Xem thêm:
HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
- Hợp đồng nhập khẩu: Tất cả những gì bạn cần biết - 29/04/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.