Thủ tục đòi nợ doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường không tránh khỏi việc đối mặt với các khoản nợ chậm thanh toán của phía đối tác. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có một bộ phận có chuyên môn, nghiệp vụ thu hồi nợ một cách hiệu quả cũng như hiểu rõ quy định pháp luật về vấn đề thu hồi nợ để đòi nợ một cách hợp pháp. Vậy nên trong bài viết này, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn cho khách hàng những vấn đề pháp lý về thủ tục đòi nợ doanh nghiệp.

1.Căn cứ pháp lý điều chỉnh thủ tục đòi nợ doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý điều chỉnh thủ tục đòi nợ doanh nghiệp là các văn bản pháp lý sau đây:

2. Các khoản nợ doanh nghiệp là gì?

Các khoản nợ doanh nghiệp là khoản phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay, mượn, cho thuê nhưng không thanh toán, hoặc từ vi phạm hợp đồng hoặc các khoản nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng.

===>>> Xem thêm:Phạt chậm thanh toán trong hợp đồng

Việc thu hồi nợ là rất quan trọng bởi lẽ nếu không thu hồi sẽ khiến doanh nghiệp thiếu vốn làm ăn nhất là khi số nợ lớn.

Tuy nhiên việc doanh nghiệp tự thu hồi nợ đôi khi lại không hiệu quả do nhân viên thu hồi nợ thường không chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng, kiến thức pháp luật thậm chí có thể khiến doanh nghiệp rơi vào vòng lao lý do có các biện pháp đòi nợ không hợp pháp.

3. Thủ tục đòi nợ doanh nghiệp

Thông thường, để đòi nợ doanh nghiệp thường thực hiện các bước chung như sau:

Bước 1: Tập hợp hồ sơ, yêu cầu thu hồi nợ

Theo đó, để tiến hành đòi nợ doanh nghiệp, chủ nợ cần phân công nhân viên thực hiện việc tập hợp, đối chiếu hồ sơ chứng từ liên quan đến yêu cầu thu hồi nợ. Đồng thời các chủ thể cần xác minh sơ bộ về đối tượng, khả năng thanh toán nợ của bên có nghĩa vụ.

Việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp được sử dụng khi các phương thức giải quyết khác không hiệu quả
Việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp được sử dụng khi các phương thức giải quyết khác không hiệu quả – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Bước 2: Đàm phán, thương lượng đòi nợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần sắp xếp gặp gỡ làm việc, thương lượng, đàm phán với bên có nghĩa vụ thanh toán công nợ. Nếu bên đối tác có thiện chí về việc trả nợ thì việc lựa chọn giải pháp đàm phán thanh toán nợ thông qua thương lượng .

Bước 3: Thực hiện khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Trường hợp thương lượng không thành thì các chủ thể có thể tiến hành những thủ tục pháp lý để thực hiện thu đòi công nợ như: Soạn thảo đơn khởi kiện, Hồ sơ khởi kiện và thực hiện khởi kiện tại TAND cấp có thẩm quyền hoặc tại Trung tâm trọng tài thương mại.

Ngoài ra, tùy theo điều kiện và khả năng thanh toán của doanh nghiệp mắc nợ, chủ nợ có thể nộp đơn khởi kiện đòi nợ theo thủ tục tố tụng dân sự, hoặc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Quá trình này doanh nghiệp nên liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ thực hiện tốt nhất.

===>>> Xem ngay: Thủ tục khởi kiện đòi nợ

===>>> Xem thêm:Các bước thu hồi nợ hiệu quả

4. Thủ tục đòi nợ doanh nghiệp do Công ty Luật Thái An thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ để tư vấn đòi nợ doanh nghiệp

  • Để được hỗ trợ dịch vụ đòi nợ doanh nghiệp, khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin và giấy tờ như sau:
  • Trình bày sơ lược về nội dung của vụ nợ.
  • Cung cấp toàn bộ chứng từ hồ sơ nợ có liên quan cho chúng tôi gồm: Bản sao các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp muốn đòi nợ/doanh nghiệp nợ, và chứng từ nợ (Hợp đồng, hóa đơn, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, bảng đối chiếu công nợ, giấy hẹn nợ, chứng từ vay mượn…)

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đòi nợ doanh nghiệp và xét thấy hồ sơ nợ có cơ sở khởi kiện thu hồi nợ, chúng tôi sẽ tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý thực hiện đòi nợ với khách hàng.

Bước 2: Xem xét và xử lý hồ sơ đòi nợ doanh nghiệp

Sau khi thủ tục tiếp nhận hồ sơ hoàn thành, Luật sư tiến hành các bước như sau:

  • Xác minh hồ sơ đòi nợ doanh nghiệp
  • Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ: xem xét đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp;
  • Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không. Ví dụ như việc doanh nghiệp đó có còn hoạt động hay không, hoặc là đã chuyển trụ sở đi nơi khác hoặc đã giải thể hay đã bị phá sản
  • Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của người nợ.
  • Kết quả xác minh cho thấy một trong ba điều kiện như hồ sơ nợ không đủ cơ sở pháp lý hoặc người nợ không còn trên thực tế thì Luật sư sẽ trả lại hồ sơ cho khách hàng bằng một văn bản chính thức.

Bước 3: Thương lượng thu hồi nợ

  • Qua quá trình xác minh hồ sơ nợ thấy rằng hồ sơ hợp lệ, Luật sư sẽ tiến hành tiếp xúc người nợ bằng cách gửi thư mời hoặc gặp trực tiếp người nợ giải quyết. Trong thời gian này nếu người nợ có thiện chí hợp tác trả nợ thì chúng tôi sẽ thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận này nếu chủ nợ đồng ý .
  • Nếu người nợ tỏ thái độ không thiện chí trả nợ thì Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện người nợ ra cơ quan pháp luật nếu chủ nợ có yêu cầu.

Bước 4: Khởi kiện thu hồi nợ của doanh nghiệp

Sau khi tiếp cận bên nợ để thương lượng thu hồi nợ mà người nợ không có thiện chí hợp tác giải quyết nợ thì Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý để khởi kiện bên nợ ra pháp luật giải quyết như:

  • Làm đơn khởi kiện
  • Nộp đơn khởi kiện
  • Tham gia vụ kiện khi có giấy triệu tập của tòa
  • Thực hiện một số thủ tục khác như: yêu cầu thi hành án….

Còn chần chừ gì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Thái An chúng tôi để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về thủ tục đòi nợ doanh nghiệp.

===>>> Xem thêm:Dịch vụ thu hồi nợ

===>>> Xem thêm:Bảng giá dịch vụ thu hồi nợ

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói