Chuyển rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa. Rủi ro đó có thể phát sinh do lỗi chủ quan của con người hoặc do các điều kiện khách quan gây nên (do thời tiết, do tai nạn bất ngờ,…). Rủi ro là điều mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn vì sẽ thiệt hại cho chủ thể bị ảnh hưởng. Do vậy, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá từ bên bán sang bên mua là rất quan trọng.

1. Chuyển rủi ro đối với hàng hoá là gì?

Chuyển rủi ro đối với hàng hoá là quá trình mà trách nhiệm và nguy cơ liên quan đến sự mất mát hoặc hư hại của hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua. Quá trình này phụ thuộc vào các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Một khi rủi ro được chuyển, người mua sẽ trở thành người chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc hư hại nào xảy ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tài chính, mà còn liên quan đến nghĩa vụ bảo quản và quản lý hàng hoá.

2. Tại sao phải xác định rõ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Điều quan trọng khi ký kết cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng là việc xác định thời điểm chuyển rủi ro. Nghĩa là xác định trong thời điểm nào bên bán phải chịu những mất mát, hư hỏng của hàng hóa và từ thời điểm nào những mất mát, hư hỏng đó được chuyển cho bên mua.

Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa của các bên trong hợp đồng trong một số trường hợp.

Sự thỏa thuận giữa các bên về việc sẽ chuyến giao hàng hoá cũng được thừa nhận là chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho dù người mua chưa nhận hàng và người bán chưa nhận tiền. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cần phải rõ ràng. Bởi vì nếu quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua thì người mua sẽ trở thành chủ sở hữu hàng hoá và mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá do người mua chịu cho dù người mua chưa nhận hàng.

Để phòng tránh những rủi ro về thời điểm chuyển rủi ro với hàng hoá, luật pháp các nước thường phải đưa ra những quy định tương đối cụ thể để hướng dẫn các bên. Không chỉ luật pháp mà cả các bên – người bán và người mua – cũng nên có những quy định cụ thể về vấn đề chuyển quyền sở hữu đối với hàng từ người bán sang người mua trong hợp đồng.

Thông thường, pháp luật bao giờ cũng dành quyền cho các bên về vấn đề này bằng quy định như: “trừ khi các bên quy định khác”, “trừ khi các bên có thỏa thuận khác”.

3. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và chuyển rủi ro đối với hàng hoá

a. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

Luật Thương mại 2005 quy định:

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hoá được chuyển giao. Quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu của LTM  2005 cũng phù hợp với quy định tương ứng tại BLDS, cụ thể như sau:

  • Quyền sở hữu đổi với tài sản được chuyên cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

  • Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng kí quyên sở hữu thì quyên sở hữu được chuyển cho bên mua kê từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng kí quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Như vậy, quy định về chuyển quyền sở hữu hàng hoá của Luật Thương mại hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản của Bộ Luật dân sự đều xác định ngoại trừ một số loại tài sản đặc biệt mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu hoặc một số trường hợp thỏa thuận thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá/tài sản thì việc mua bán hàng hoá/mua bán tài sản được coi là đã hoàn tất và quyền sở hữu đối với hàng hoá/tài sản được coi là đã chuyển giao từ bên bán sang bên mua từ thời điểm giao hàng.

b. Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá

Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá được chia thành các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật:

Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quy định địa điểm giao hàng

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nêu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đổi với hàng hoá.

Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa không quy định địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường họp có thỏa thuận khác, nếu họp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần được xác định rõ
Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần được xác định rõ

Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quy định giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường họp sau đây:

  • Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
  • Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong trường hợp hàng hoá đang trên đường vận chuyên

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đổi tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết họp đồng.

4. Chuyển rủi ro đối với hàng hoá theo điều kiện giao hàng EXW, CIF và FOB

EXW, CIF và FOB là các thuật ngữ xuất phát từ Incoterms (International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là bộ các quy tắc thương mại được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nội dung chính của Incoterms là tập quán thương mại mẫu trong các vấn đề giao hàng, giá cả, thanh toán, trách nhiệm các bên mua – bán để các bên tự lựa chọn khi giao kết hợp đồng dựa trên khả năng mỗi bên.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo EXW, CIF và FOB là Incoterms 2000 và Incoterms 2010.

EXW, CIF và FOB chỉ các phương thức giao hàng, chi tiết sẽ được trình bầy sau đây:

a. Chuyển rủi ro hàng hoá theo EXW

EXW là viết tắt của từ Ex Work trong tiếng Anh, nghĩa là giao tại xưởng: Người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (chẳng hạn như nhà máy, kho, xưởng,…). Người bán không cần phải thực hiện việc xếp hàng hóa lên phương tiện tiếp nhận và cũng không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có).

Điều kiện EXW- Ex Work (giao tại xưởng) là điều kiện mà người bán hầu như không chịu bất cứ một trách nhiệm gì về hàng hóa cũng như không cần thông quan xuất khẩu cũng như nhập khẩu cho hàng hóa. Người bán phải giao hàng cho người chuyển chở hoặc người khác do người mua chỉ định tại một địa điểm nhất định.

Địa điểm giao hàng có thể là trụ sở của người bán hoặc một địa điểm khác do hai bên thỏa thuận. Các bên nên thỏa thuận rõ địa điểm giao hàng vì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm xác định tại thời gian đã thỏa thuận.

Việc chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa theo EXW được thể hiện cụ thể như sau:

Nghĩa vụ chính của người bán khi giao hàng theo điều kiện EXW:

Về cơ bản, người bán có các nghĩa vụ chính sau đây:

  • Chuẩn bị hàng hóa đúng theo hợp đồng bán hàng
  • Cung cấp các chứng từ cần thiết (nếu có) cho người mua
  • Thông báo cho người mua về thời gian và địa điểm giao hàng
  • Chịu mọi rủi ro, phí tổn và chi phí phát sinh cho đến khi lô hàng được đưa lên phương tiện vận chuyển của người mua

Theo điều kiện này, người bán phải đặt hàng dưới quyền kiểm soát của người mua trong thời hạn (thời gian) và địa điểm do hợp đồng quy định. Người bán không có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận tải, hoặc thông quan xuất khẩu nếu hợp đồng không quy định.

Ở một số quốc gia, mặc dù quy định Incoterms như vậy nhưng việc bốc hàng lên phương tiện vận tải vẫn do bên mua làm. Tất nhiên, nếu chi phí bốc xếp này quá lớn thì nên thỏa thuận rõ trong hợp đồng thương mại.

Nghĩa vụ chính của người mua khi giao hàng theo điều kiện EXW:

Về cơ bản, người mua có các nghĩa vụ chính sau đây:

  • Nhận hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng (nhận hàng khi hàng đã sẵn sàng để được thu nhận tại địa điểm hay cơ sở đã quy định)
  • Thanh toán tiền hàng
  • Chịu mọi chi phí phát sinh trong việc tiếp nhận hàng hóa (chi phí kiểm tra hàng hóa, chi phí về giấy tờ, thủ tục để nhận hàng và thông quan xuất khẩu, chi phí mua bảo hiểm, chi phí mà người bán đã bỏ ra để hỗ trợ cho mình…).
  • Tổ chức vận chuyển và chịu mọi chi phí hao hụt, rủi ro và làm tất cả các công việc để đưa hàng ra khỏi nước xuất khẩu và tới đích của mình.

Như vậy, điều kiện EXW là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán là ít nhất, còn người mua phải làm mọi việc từ vận chuyện nội địa, vận chuyển quốc tế, làm thủ tục hải quan đầu xuất, thủ tục hải quan đầu nhập, chịu rủi ro, chi phí trong quá trình vận chuyển,…

Lưu ý khi sử dụng điều kiện EXW

Khi sử dụng điều kiện này nên được áp dụng cẩn trọng với một số lưu ý sau:

  • Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc xếp hàng, mặc dù trên thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này. Nếu người bán xếp hàng thì mọi rủi ro liên quan tới việc xếp hàng do người mua chịu.
  • Người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu để thực hiện xuất khẩu chứ người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan. Do đó, người mua không nên sử dụng điều kiện EXW nếu họ không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
  • Người mua không bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người bán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy vậy, người bán có thể cần một số thông tin, chẳng hạn như để tính thuế hoặc báo cáo nếu cần.

b. Chuyển rủi ro hàng hoá theo FOB

FOB là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Điều này có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán (seller), sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer).

Ưu điểm của FOB là Người bán (seller) không cần phải tìm đơn vị vận chuyển (forwarder hay hãng tàu), không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Người bán cũng không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng tại điểm đến.

Nhược điểm của FOB là người bán sẽ bị động trong thời gian chuyên chở hàng vì người mua là người book cước điểm đến. Ví dụ: người mua book tàu ngày 2 tuy nhiên ngày 12 bạn mới đủ hàng thì bạn phải luôn nằm trong thế bị động. Người bán có thể gặp khó khăn về tập hợp hàng hóa, thời gian chuẩn bị hàng.

c. Chuyển rủi ro hàng hoá theo CIF

CIF là điều kiện giao hàng nhóm C trong incoterms 2010. CIF là viết tắt của Cost, insurance, freight trong tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “tiền hàng, bảo hiểm, cước phí”. Đây là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng, có nghĩa là người bán có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa, chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình di chuyển.

Rủi ro đối với hàng hóa sẽ chuyển sang cho người mua tại thời điểm hàng hóa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận chuyển.

Chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo CIF
Chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo CIF

Thuật ngữ CIF thường được đi kèm với tên một địa điểm xác định, ví dụ: CIF Hai Phong Port, nghĩa là nơi dỡ hàng sẽ là Cảng Hải Phòng, khi hàng hóa từ tàu được dỡ xuống cảng thì bên bán đã hết trách nhiệm, rủi ro với hàng hóa từ đây sẽ thuộc về bên mua.

Thực chất, CIF còn có nghĩa là sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán sẽ chịu phí vận chuyển bao gồm phí thuê tàu, bảo hiểm cho đến khi đến cảng dỡ hàng. Nhưng người mua sẽ phải chịu mọi chi phí liên quan cũng như rủi ro từ lúc hàng hóa được để lên tàu tại cảng đi.

Ưu điểm của CIF: Xuất khẩu theo CIF sẽ có lợi cho người bán (người xuất khẩu).

Nhược điểm của CIF: Người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển. Ở Việt Nam, nếu có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Điều này gây bất lợi cho những người nhập khẩu tại Việt Nam.

 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn hợp đồng  – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh