Hiện nay, việc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có rất nhiều hành vi vi phạm quyền liên quan của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất cũng như người biểu diễn mà họ không biết hết được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ có bị xâm phạm hay không? Bởi vậy, trong bài viết này Công ty Luật Thái An sẽ làm rõ: Thế nào là xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả?
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả
Cơ sở pháp lý quy định về các hành vi xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả là các văn bản pháp lý sau đây:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12, Luật số 42/2019/QH14 (gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ);
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
2. Quyền liên quan quyền tác giả là gì?
Quyền liên quan quyền tác giả, hay quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân; đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
3. Thế nào là xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả?
Những hành vi xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả có thể hiểu là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền liên quan được quy định tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, theo Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các trường hợp được xem là hành vi xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả như sau:
- Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
- Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
- Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
- Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
===>>> Xem thêmAi sở hữu quyền liên quan?
===>>> Xem thêm: Bảo hộ quyền liên quan
4 Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan
Một số ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan như sau:
- Các trang web phát sóng lại các trận đấu thể thao trên toàn thế giới (WCup, Ngoại hạng Anh, Laliga, …)
- Vụ việc ông N.T.T. (quê Lâm Đồng) có kế hoạch xây dựng phát triển website chiếu phim trực tuyến miễn phí trên mạng và thuê 2 người có trình độ kỹ thuật cao thực hiện lập trình, quản trị, vận hành website www.phimmoi.net. Nhóm này đã sao chép, khai thác, sử dụng, trình chiếu, truyền đạt các tác phẩm điện ảnh ra công chúng không được phép của chủ thể quyền và kinh doanh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trái phép trên các bộ phim có bản quyền, nhằm thu lợi bất chính.
- Nhiều trường hợp nhạc sĩ, nghệ sĩ khác đã bị tình trạng được báo vi phạm quyền tác giả âm nhạc trên nền tảng số với chính video ca khúc mình là chủ sở hữu và cũng không thể tìm ra người tố mình.
- Nhiều ca sĩ vẫn thiếu ý thức thực thi quyền tác giả âm nhạc, ngang nhiên hát lại tác phẩm mà không xin phép chủ sở hữu, trả phí bản quyền như: Năm 2022, Nam Em sử dụng ca khúc Mình Yêu Đến Đây Thôi do Kai Đinh sáng tác cho Tóc Tiên khi không được cho phép và còn biểu diễn cho mục đích thương mại. Năm 2019, nhạc sĩ Khắc Việt vì quá bức xúc khi Hương Ly mang ca khúc Bước qua đời nhau do anh sáng tác đi diễn mà không một lời hỏi han, thậm chí không giới thiệu tên tác giả đã cấm Hương Ly hát, kinh doanh và phải gỡ video cover…
5. Hình thức xử phạt hành vi xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả
Việc xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả được quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP, chẳng hạn như:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nêu tên thật, bút danh tác giả, nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, không nêu tên tác phẩm trên bản sao, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa mà không được phép của chủ sở hữu, quyền liên quan;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không chấp thuận của chủ thể, chủ sở hữu.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý cắt ghép, chỉnh sửa gây tổn hại đến lợi ích, danh dự và uy tín của tác giả.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc, bêu rao ý xấu tác phẩm gây phương hại đến lợi ích, danh dự và uy tín của tác giả.
6. Xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả có bị truy cứu hình sự hay không?
Theo Điều 225, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
“1.Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả,
quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này
hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Trên đây là phần tư vấn về vấn đề: Thế nào là xâm phạm quyền liên quan quyền tác giả. Những nội dung này dựa trên các quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng tải. Để được tư vấn kịp thời, chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ.
===>>> Xem thêm:Nội dung quyền tác giả gồm những gì?
===>>> Xem thêmThế nào là xâm phạm quyền tác giả ?
7. Dịch vụ tư vấn quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp của Luật Thái An
Ngày nay, trước thực tiễn việc các chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác ngày càng phổ biến thì việc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ, cũng như giải quyết tranh chấp là vô cùng cần thiết. Điều này giúp các cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức.
Công ty Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, đăng ký quyền tác giả, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, cũng như giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
===>>> Xem thêm:A-Z về quyền tác giả và quyền liên quan
===>>> Xem thêm: Quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng của hợp đồng
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.