Xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản như thế nào?

Xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Khi một doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán các khoản nợ và buộc phải tuyên bố phá sản, việc đầu tiên cần làm là xác định và đánh giá giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Quá trình này đòi hỏi sự can thiệp của các chuyên gia đánh giá tài sản, luật sư và thậm chí là kế toán viên, nhằm đảm bảo mọi tài sản được xử lý một cách công bằng và minh bạch.

Sau đây là những quy định cơ bản về xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản:

1. Xác định tài sản phá sản là bước đầu tiên khi xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản

Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý tài sản. Đây là một trong những căn cứ để xác định một doanh nghiệp, hợp tác xã liệu đã bị mất khả năng thanh toán nợ hay chưa.

Mặt khác, nó chi phổi việc lựa chọn thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết phá sản và áp dụng hàng loạt các biện pháp bảo toàn tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ.

Việc xác định tài sản phá sản là khác nhau đối với hai đối tượng: nhóm (1): doanh nghiệp, hợp tác xã; nhóm (2): công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Lý do là thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong nhóm 1 trong khi thành viên hợp danh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trong nhóm 2.

a. Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã:

Khoản 1 Điều 64 Luật Phá sản 2014 quy định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã gồm:

“a) Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;

b) Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;

d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

e) Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;

g) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.”

So với Luật Phá sản năm 2004, quy định của Luật Phá sản năm 2014 đã mở rộng thêm một số đối tượng là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như: Tài sàn thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản hay tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Phương pháp liệt kê các loại hình tài sản như trên có ưu điểm là giúp các cơ quan tố tụng cũng như các bên liên quan đánh giá được cụ thể về tình hình tài sản cùa doanh nghiệp, hợp tác xã nhưng khó có thể bao hàm hết toàn bộ khối tài sản, gây khó khăn cho việc tính toán, kiểm soát, phân chia số tài sản này.

Xác định tài sản phá sản
Xác định tài sản phá sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lưu ý: Quy định trên áp dụng đối với các doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần. Riêng đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thì có quy định bổ sung.

b. Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh:

Đối với doanh nghiệp tư nhân khi mà không xác định rõ ràng được tài sản của công ty hay cá nhân, hay đối với công ty hợp danh là công ty đối nhân thì việc xác định tài sản phá sản phức tạp hơn. Tài sản phá sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh là gồm các tài sản nêu ở mục 3 nêu trên, ngoài ra còn có các tài sản khác nêu tại Khoản 2 Điều 64 Luật Phá sản:

“b) Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.”

2. Thứ tự phân chia tài sản khi phá sản như thế nào khi xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản ?

Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định như sau về thứ tự phân chia tài sản:

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Thứ tự phân chia tài sản khi phá sản
Thứ tự phân chia tài sản khi phá sản – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Như vậy là Công ty phải ưu tiên thanh toán chi phí phá sản đầu tiên, sau đó thanh toán cho người lao động, tiếp đến là các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản, tiếp đến là các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, các khoản nợ không có bảo đảm, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán.

Sau khi thanh toán các khoản trên rồi thì tài sản còn lại của công ty mới được chia cho thành viên góp vốn như bạn. Trường hợp sau khi chia tài sản cho các đối tượng nói trên mà không còn tài sản thì bạn, với tư cách là thành viên góp vốn, sẽ không được nhận lại tài sản đã đóng góp của mình.

Trong trường hợp tài sản còn lại của công ty là quá ít, không đủ để chia cho các đối tượng ưu tiên như nêu ở Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 thì các đối tượng đó chỉ được nhận một phần theo tỷ lệ phần trăm.

3. Ai là người quản lý và thanh lý tài sản khi xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản ?

Chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý và thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản bao gồm quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Quản tài viên và doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản là những “nhân vật” quan trọng trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Họ làm việc theo sự phân công, chỉ đạo Thẩm phán phụ trách vụ việc giải quyết yêu cầu phá sản.

Về cơ bản thì nhiệm vụ của họ là quản lý và thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản của các hợp tác xã, doanh nghiệp (bị tuyên bố phá sản), giám sát việc kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã này trong giai đoạn phục hồi kinh doanh (nếu có) và thực hiện việc thanh lí các tài sản khi tuyên bố phá sản.

Trong thủ tục phá sản quản tài viên và doanh nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn chính sau đây:

  • Xác minh, thu thập, quản lí tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động cùa doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
  • Bảo quàn tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sàn mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khỉ bán, thanh lí tài sản;
  • Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
  • Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công ‘ớệc theo quy định của pháp luật;
  • Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
  • Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
  • Tổ chức việc định giá, thanh lí tài sản theo quy định của Luật Phá sản; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sàn có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lí tài sản;
  • Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

 

KẾT LUẬN

Có thể thấy là việc xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản là một quá trình rất phức tạp, cần có sự am hiểu pháp lý sâu sắc. Luật sư tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình giải quyết vấn đề phá sản.

Khi một doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng này, việc đầu tiên mà luật sư thực hiện là đánh giá toàn diện về tình hình tài chính và tài sản của doanh nghiệp. Họ sẽ phối hợp với các chuyên gia đánh giá tài sản, kế toán và chuyên viên pháp lý để xác định giá trị thực tế của tài sản và đề xuất cách thức xử lý hiệu quả nhất.

Luật sư sẽ tư vấn về các quy định pháp lý liên quan, giúp doanh nghiệp hiểu rõ về trách nhiệm và quyền lợi của mình trong quá trình phá sản. Họ cung cấp hướng dẫn về việc phân phối tài sản, đảm bảo rằng quá trình này diễn ra một cách công bằng, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, luật sư còn giúp doanh nghiệp trong việc thương lượng với các chủ nợ, tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và hạn chế tổn thất tài chính.

Sự hỗ trợ từ luật sư không chỉ giúp quá trình xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản diễn ra một cách suôn sẻ, mà còn giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, từ đó có cơ hội tái cấu trúc và phục hồi sau giai đoạn khó khăn.

Nguyễn Văn Thanh