Phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

GCN vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có trừ các trường hợp không phải xin GCN đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Chỉ khi có GCN này thì việc kinh doanh của bạn mới được coi là hợp pháp. Khi làm loại thủ tục này thì bạn cần đóng phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi việc cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và việc nộp phí cũng rất nhiều loại và mức thu khác nhau.

Để cho bạn đọc nắm rõ quy định về thu phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Thái An xin tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý quy định phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở pháp lý quy định phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là:

2. Phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015 thì

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.

Như vậy, việc nộp phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục xin cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

===>>> Xem thêm: Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Những đối tượng phải nộp phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC thì các đối tượng sau có nghĩa vụ nộp phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là:

===>>> Xem thêm: Thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu; thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuộc lĩnh vực y tế.
  • Tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan, tổ chức được chỉ định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, cơ sở kiểm nghiệm khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy và kiểm tra nhà nước về thực phẩm.

Như vậy, với những đối tượng không thuộc các trường hợp trên thì mới phải nộp phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Mức phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể trong từng trường hợp sẽ được nêu rõ sau đây.

===>>> Xem thêm: Các trường hợp nào phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
9 loại phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần phải biết – Ảnh minh họa: Internet.

4. Mức phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC thì mức phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo từng danh mục như sau:

===>>> Xem thêm: Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi là 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm.
  • Phí hẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định là 500.000 đồng/lần/sản phẩm.
  • Phí xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm)
    • Đối với kiểm tra thông thường là 300.000 đồng/lô hàng
    • Đối với kiểm tra chặt là 1.000.000 đồng/lô hàng + số mặt hàng x 100.000 đồng (số mặt hàng tính từ mặt hàng thứ 2)Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng.
  • Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu là 1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận
  • Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm là 1.000.000 đồng/lần/cơ sở
  • Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
    • Phục vụ dưới 200 suất ăn là: 700.000 đồng/lần/cơ sở
    • Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên là: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở
  • Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm
    • Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 500.000 đồng/lần/cơ sở
    • Đối với cơ sở sản xuất khác (bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 2.500.000 đồng/lần/cơ sở
  • Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) là 22.500.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Phí thẩm định điều kiện cơ sở kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu:
    • Đánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng là 28.500.000 đồng/lần/đơn vị
    • Đánh giá lại 20.500.000 đồng/lần/đơn vị

===>>> Xem thêm: Xử phạt vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

5. Nộp phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Như vậy, khi bạn đã xác nhận được mức thu phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì bạn cần biết cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thu phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thu phí là: Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm), Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các tổ chức khác (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập).

===>>> Xem thêm:

Trên đây là phần tư vấn về phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật ,Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói