Danh mục ngành nghề ứng dụng công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển là nhóm công nghệ cao trên thế giới và là công nghệ mới, phù hợp với xu hướng phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An trong nhiều năm liền luôn là đối tác tin cậy của khách hành, chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề Mức ưu đãi đối với ngành nghề ứng dụng công nghệ cao như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau:
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Luật Đầu tư 2014;
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013;
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Luật Công nghệ cao năm 2008;
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 do Chính phủ ban hành quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc phê duyệt đanh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển và Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 về việc sửa đổi bổ sung danh mục này.
2. Danh mục công nghệ cao
Quyết định số số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 là hai văn bản quy định Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Danh mục bao gồm các công nghệ sau:
- Công nghệ thiết kế, chế tạo các vi mạch điện tử tích hợp (IC);
- Công nghệ thiết kế, chế tạo màn hình độ phân giải cao;
- Công nghệ phát triển hệ điều hành cho máy tính và các thiết bị di động, công nghệ phát triển hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm nền tảng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng;
- Công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo các hệ thống nhúng;
- Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin;
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo;
- Công nghệ tính toán phân tán và tính toán hiệu năng cao;
- Công nghệ dữ liệu lớn và xử lý dữ liệu lớn;
- Công nghệ mạng thế hệ sau (NGN, 4G, 5G);
- Công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây;
- Công nghệ truyền hình số thế hệ thứ 2 và các thế hệ sau;
- Công nghệ truyền hình tương tác, công nghệ truyền hình lai ghép;
- Công nghệ điện tử linh hoạt (FE);
- Công nghệ tin sinh học;
- Công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo các thiết bị điều khiển, bộ biến đổi điện tử công suất dùng cho ngành điện, ngành cơ khí chế tạo;
- Công nghệ chuyển hóa và lưu trữ các nguồn năng lượng tái tạo;
- Công nghệ hàng không, vũ trụ;
- Công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và giám sát tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà máy xi măng, dây chuyền sản xuất thực phẩm, dược phẩm, phân bón, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản và công trình thủy;
- Công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị và dụng cụ đo lường thế hệ mới;
- Công nghệ thiết kế, chế tạo robot;
- Công nghệ thiết kế và sản xuất nhờ máy tính (CAD/CAM/CAE), công nghệ sản xuất linh hoạt (FMS) và công nghệ sản xuất tích hợp (CIM) để sản xuất sản phẩm có độ phức tạp cao;
- Công nghệ điều khiển độ chính xác gia công cơ khí;
- Công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp hạ thủy giàn khoan và các kết cấu siêu trường siêu trọng phục vụ ngành dầu khí;
- Công nghệ khoan thế hệ mới sử dụng trong thăm dò dầu khí;
- Công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo tàu thủy cỡ lớn và tàu có tính năng phức tạp;
- Công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo máy nông nghiệp thế hệ mới;
- Công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo khuôn mẫu kỹ thuật độ chính xác cao;
- Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống thiết bị quang học tiên tiến;
- Công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo các thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị bằng hình ảnh dùng trong y tế, thiết bị y tế sử dụng công nghệ hạt nhân, thiết bị tiêm truyền dịch tự động;
- Công nghệ gia công vật liệu bằng siêu âm, tia lửa điện, plasma, laser;
- Công nghệ xử lý bề mặt và hàn trong môi trường đặc biệt;
- Công nghệ tiệt khuẩn nhiệt độ thấp; công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng microwave, plasma;
- Công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nanô cơ điện tử (NEMS) và cảm biến theo nguyên lý mới;
- Công nghệ gen ứng dụng trong việc chẩn đoán, giám định, điều trị;
- Công nghệ chế tạo, công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp, protein tái tổ hợp;
- Công nghệ tế bào gốc ứng dụng vào tái tạo mô và cơ quan;
- Công nghệ tế bào mô, phôi động vật và công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật;
- Công nghệ chế tạo, công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng;
- Công nghệ Genomics, Proteomics, Metabolomics;
- Công nghệ vi sinh phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường;
- Công nghệ chế tạo, sản xuất các chế phẩm sinh học thế hệ mới phục vụ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và dược liệu;
- Công nghệ sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích dục tố thủy sản, phân bón thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế;
- Công nghệ chế tạo vật liệu bán dẫn, quang điện tử, quang tử và siêu vật liệu biến hóa (metamaterials);
- Công nghệ chế tạo ra vật liệu từ cao cấp;
- Công nghệ sản xuất hợp kim đặc biệt;
- Công nghệ điện phân nhôm với dòng điện 500 Kiloampe;
- Công nghệ chiết trong sản xuất vật liệu siêu sạch với quy mô công nghiệp;
- Công nghệ chế tạo vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt;
- Công nghệ sản xuất vật liệu polyme tổ hợp và composite nền cao phân tử chất lượng cao, bền với khí hậu nhiệt đới;
- Công nghệ sản xuất ra polyme sinh học có khả năng tự phân hủy;
- Công nghệ chế tạo dòng sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường;
- Công nghệ vật liệu xúc tác, hấp thụ để tái chế cặn dầu và dầu thải tạo ra các sản phẩm dầu gốc có phẩm cấp từ API nhóm II (hoặc tương đương) trở lên;
- Công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật cao cấp chuyên dùng cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng;
- Công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao cấp cho công nghiệp điện, điện tử, chế tạo máy;
- Công nghệ chế tạo vật liệu sợi thủy tinh đặc biệt, sợi cácbon;
- Công nghệ vật liệu nanô;
- Công nghệ chế tạo vật liệu và sản phẩm cấy ghép can thiệp vào cơ thể con người;
- Công nghệ sản xuất hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho các hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ.
- Công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT);
- Công nghệ thực tại ảo (Virtual Reality); công nghệ thực tại tăng cường (Augmented Reality);
- Công nghệ vô tuyến thông minh;
- Công nghệ in 3 chiều (3D).

Như vậy, hoạt động của các ngành nghề ứng dụng công nghệ cao là hoạt động được Nhà nước khuyến khích phát triển. Ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục trên được nhận ưu đãi nếu thuộc các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp sử dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ cao để đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm của mình;
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất thử nghiệm sản phẩm;
- Doanh nghiệp làm chủ, thích nghi sản phẩm từ nước ngoài vào điệu kiện thực tế ở Việt Nam.
3. Mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành nghề ứng dụng công nghệ cao
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 sửa đổi Khoản 1 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới có ngành nghề ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được hưởng mức ưu đãi thuế suất 10% trong 15 năm. Doanh nghiệp được hưởng mức ưu đãi trên khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai. Ưu đãi thuế trong trường hợp này không áp dụng đối với trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải hạch toán riêng phần thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được hưởng ưu đãi; trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng thì phần thuế được ưu đãi tính theo tỷ lệ giữa doanh thu được ưu đãi trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.
4. Mức ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu đối với ngành nghề ứng dụng công nghệ cao
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì vật tư, linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời gian 05 năm kể từ ngày sản xuất.
Ngành nghề ứng dụng công nghệ cao là một trong những thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư, do đó, nguyên liệu, vật tư, linh kiện được nhập khẩu để phục vụ cho dự án đầu tư của doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu trong thời gian 05 năm kể từ ngày sản xuất.
5. Mức ưu đãi tiền thuê đất của Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ứng dụng công nghệ cao
Khi thực hiện dự án đầu tư có ngành nghề ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp được hưởng các mức ưu đãi về tiền thuê đất như sau:
- Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, thời gian miễn tối đa là 03 năm: Để được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, nhà đầu tư cần làm đơn đề nghị miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản. Cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư…. thời hạn miễn tối đa là 03 năm.
- Miễn tiền thuế đất trong thời hạn 11 năm sau thời gian xây dựng cơ bản: Tiền thuê đất được miễn trong thời gian 11 năm đối với những dự án đầu tư vào ngành nghề đặc biệt ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư (Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP).
Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư, được miễn tiền sử dụng đất trong thời gian 11 năm. Trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án này tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì thời gian miễn được nâng lên thành 15 năm.
Bạn hãy tham khảo Danh mục các địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.
Trên đây là phần tư vấn về mức ưu đãi đầu tư đối với ngành nghề Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư của Công ty Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
6. Dịch vụ luật sư đầu tư, doanh nghiệp của Luật Thái An
Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư là một nhu cầu tương đối thường xuyên của các nhà đầu tư là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Khi có nhu cầu này, nhà đầu tư cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An thay mặt doanh nghiệp cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất. Bạn hãy tham khảo tại Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của chúng tôi.
HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
- Hợp đồng nhập khẩu: Tất cả những gì bạn cần biết - 29/04/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.