Việt Nam nổi tiếng là một trong những quốc gia có các sản phẩm may mặc, dệt thủ công bắt mắt với tính nghệ thuật cao, kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực này luôn chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Do đó, đây là lĩnh vực được khuyến khích, nhận được rất nhiều ưu đãi của chính phủ như thuế, chính sách, quy định, điều kiện cho đến các biện pháp kêu gọi các đơn vị đầu mối, hiệp hội nước ngoài kết nối với doanh nghiệp trong nước.
Một trong những yếu tố quyết định trước khi xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường nước ngoài đó là các bên phải đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng nhằm bảo đảm những quyền và lợi ích tốt nhất của mỗi bên. Để hỗ trợ bạn đọc tìm hiểu thêm về loại hợp đồng này, Công ty Luật Thái An xin gửi tới bạn đọc mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may trong bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý khi tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may
Căn cứ khi tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may là các văn bản pháp luật sau:
-
- Bộ Luật Dân Sự 2015
- Luật Thương Mại 2005
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
2. Hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may là gì?
Hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may là một dạng hợp đồng kinh tế đơn giản, với những thỏa thuận cơ bản về trách nhiệm các bên, hàng dệt may đã có thể được xuất khẩu qua biên giới sau khi hoàn thành những thủ tục hải quan cần có.
Bên cạnh những nội dung cơ bản của một hợp đồng xuất khẩu cần có như: điều khoản về đối tượng hợp đồng; thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa; giá cả, phương thức thanh toán và thời điểm thanh toán; bao gói và ký hiệu hàng hóa; bảo hiểm, bảo hành hàng hóa (nếu có)… thì khi soạn thảo hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may cần lưu ý một số nội dung như sau, cụ thể: trách nhiệm các bên; trách nhiệm về giấy phép; giấy tờ chứng minh nguồn gốc; giá cả quy đổi, thuế, quy định các bên và các hiệp định song phương giữa 2 quốc gia…
===>>> Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu (Hợp đồng ngoại thương)

3. Mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may
Chúng tôi xin đưa ra mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may như dưới đây. Lưu ý là mẫu này chỉ có tính chất tham khảo. Bạn cần xin tư vấn luật sư trước khi sử dụng mẫu, do việc bảo vệ quyền lợi cho bên nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cách xây dựng các điều khoản trong hợp đồng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–o0o—
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
Số: …/…../HĐXKHDM
– Căn cứ vào Bộ luật dân sự được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015.
– Căn cứ Luật Thương mại được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005.
– Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007
– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại: ……………………………………………………….
Chúng tôi gồm:
BÊN XUẤT KHẨU:
Công ty: …………………………………………….. (sau đây gọi là Bên A):
Giấy phép Đăng ký Kinh doanh: …………………………………………………………………
Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………… Fax: ……………………………
Đại diện: Ông (Bà): ………………………………………………………………………………
BÊN NHẬP KHẨU:
Công ty: …………………………………………….. (sau đây gọi là Bên B):
Giấy phép Đăng ký Kinh doanh: …………………………………………………………………
Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………… Fax: ………………………………
Đại diện: Ông (Bà): ………………………………………………………………………………
===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng
Điều 1. Đối tượng của Hợp đồng
1.1. Hàng hóa cụ thể
Hai bên thống nhất rằng Bên B nhập khẩu hàng dệt may của Bên A xuất khẩu như sau:
STT | Sản phẩm | Chất liệu | Số lượng | Đơn giá |
– Tổng số lượng đơn giá:
– Thành tiền:
1.2. Chất lượng, quy chuẩn về hàng dệt may:
– Loại sản phẩm:
– Tiêu chuẩn cụ thể sẽ được thể hiện trong phụ lục Hợp đồng này.
===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với đối tượng của hợp đồng
Điều 2. Giá và phương thức thanh toán
2.1. Giá của Hợp đồng này: ………………………………………. (chưa bao gồm ….% thuế GTGT, ….% thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và các phí, lệ phí khác…)
Bằng chữ: ……………………………………….
===>>> Xem thêm: Quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng
2.2. Phương thức thanh toán
Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang.
Người mua sẽ mở 01 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của Ngân hàng ………………………………… và yêu cầu những chứng từ chuyển nhượng sau đây để thanh toán:
– Trọn bộ hóa đơn thương mại.
– Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu.
– Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành.
– Giấy chứng nhận xuất xứ.
– Bảng kê hàng hóa (danh sách đóng gói)
– Giấy chứng nhận vệ sinh trên tàu sẵn sàng cho hàng hóa vào.
===>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán trong hợp đồng
2.3. Địa điểm giao hàng:
2.3.1. Hình thức giao hàng:
2.3.2. Thời hạn giao hàng:
2.3.3. Điều kiện khác khi giao hàng:
Tại cảng giao hàng, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu theo tỷ lệ xếp dỡ là ……………….. tấn trong điều kiện làm việc thích hợp, 24 tiếng liên tục, trừ ngày chủ nhật và ngày lễ (trừ khi những ngày nghỉ này được sử dụng để bốc xếp hàng lên tàu).
Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến trước 12 giờ trưa thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu ngay vào lúc 13 giờ cùng ngày. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến sau 12 giờ trưa nhưng trước giờ tan sở (17 giờ) thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo.
Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn.
Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn.
Mọi dạng thuế tại cảng giao hàng đều do người bán chịu.
Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tàu.
Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu.
2.4. Kiểm tra hàng hóa
Bên B có quyền kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
Số lượng hàng hóa được hiển thị rõ trong đơn hàng, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa được nêu rõ trong phụ lục hợp đồng này.
Trường hợp hàng hóa giao thiếu như trong các đơn hàng thì Bên B tiến hành nhận hàng đã giao và ấn định thời gian để Bên A giao tiếp phần còn thiếu.
Thời hạn giao tiếp phần thiếu: …………….. Các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển, bàn giao trong thời gian này cho đến khi phần thiếu được Bên B kiểm tra và nhận thì Bên A có trách nhiệm thanh toán.
Trong trường hợp số lượng hàng hóa không đủ để hoàn thành nghĩa vụ với các bên thứ 3 khiến cho Bên B thiệt hại thì căn cứ vào thiệt hại Bên B yêu cầu Bên A phải bồi thường thiệt hại. Phần bồi thiệt hại sẽ được quy định trong Điều 5.
Trường hợp hàng hóa giao thừa Bên B có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra, nếu nhận thì phải thanh toán theo đơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp hàng hóa không đúng như tiêu chuẩn, chất lượng trong phụ lục hợp đồng dẫn đến không thể thực hiện giao dịch thì tương ứng mỗi đơn hàng, Bên B gửi thông báo hủy đơn hàng đấy trong thời hạn …. ngày cho Bên A. Bên A có nghĩa vụ phải trả lại phần thanh toán trước cho Bên B.
Điều 3. Thời hạn thực hiện hợp đồng
3.1. Thời hạn thực hiện hợp đồng tính từ ngày …. tháng …. năm đến ngày …. tháng …. năm ….
– Đối với mỗi đơn hàng thì thời gian thực hiện cụ thể thể hiện trong đơn hàng đấy.
– Thời gian giao hàng được ghi trong Điều 2 Hợp đồng này.
– Trường hợp Bên A giao hàng sớm hơn dự kiến thời gian trong hợp đồng thì phải thông báo cho Bên B biết và Bên B phải trả lời bằng văn bản về việc có chấp nhận nhận hàng sớm hay không.
– Thời hạn thanh toán là khi Bên A giao đủ về số lượng, đúng về chất lượng và Bên B đã đồng ý với việc kiểm tra không có bất kỳ một vấn đề nào và đã hoàn thành thủ tục về quyền sở hữu tài sản.
3.2. Trong mỗi đơn hàng, nếu Bên B thanh toán không đủ số tiền mà không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng thì Bên A yêu cầu rời thời hạn thanh toán là …..
Thời gian chậm thanh toán thì Bên B phải trả lãi chậm trả trong phần thanh toán còn thiếu cho Bên B. Trường hợp việc thanh toán chậm làm gây thiệt hại cũng như việc không đạt được mục đích trong hợp đồng thì Bên A yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại.
3.3. Việc thông báo thanh toán, thông báo giao hàng, đưa ra ý kiến, yêu cầu thì các bên đều thống nhất ấn định thời gian là: …………………….
Điều 4. Trách nhiệm của các bên
4.1. Trách nhiệm của Bên A
– Giao hàng đúng với số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian đã thỏa thuận.
– Cung cấp thông tin về hàng hóa cho Bên B.
– Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thông báo cho Bên B về các vấn đề phát sinh.
– Cung cấp các chứng từ, hóa đơn thanh toán cho Bên B.
– Thanh toán các chi phí trong thời gian chậm giao hàng, giao bù hàng còn thiếu.
– Yêu cầu Bên A thanh toán.
– Gửi thông báo yêu cầu nhận hàng cho Bên B.
– Yêu cầu trả lãi chậm nếu Bên B vi phạm thời hạn thanh toán.
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên B vi phạm.
4.2. Trách nhiệm của Bên B
– Thanh toán đúng với số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian đã thỏa thuận.
– Kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán.
– Nhận hàng nếu kiểm tra thấy đã đủ về số lượng, chất lượng.
– Thanh toán phần hàng dôi ra nếu nhận phần giao thừa.
– Cung cấp thông tin cho Bên A.
– Chịu trách nhiệm cho hàng hóa kể từ khi nhận hàng và không có ý kiến gì.
– Đưa ra ý kiến việc chất lượng, số lượng hàng hóa.
– Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Yêu cầu Bên A cung cấp mọi thông tin.
– Có quyền nhận hoặc không nhận trong các trường hợp trong hợp đồng.
– Được biết về các lỗi khiếm khuyết mà Bên A phải cung cấp.
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Yêu cầu Bên A trả phần chi phí trong trường hợp giao thiếu, giao không đúng tiêu chuẩn số lượng.
Điều 5. Bồi thường thiệt hại
5.1. Trong trường hợp Bên A vi phạm:
5.1.1. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng đến phần thiếu hàng, hàng không đủ chất lượng tiêu chuẩn dẫn đến thiệt hại thì Bên A phải bồi thường: ………………… căn cứ theo giá trị thiệt hại thực tế.
Việc bồi thường thiệt hại thực tế còn dựa trên yếu tố lỗi của Bên A, nếu như Bên A có lỗi trong toàn bộ thiệt hại thì Bên A có trách nhiệm bồi thường toàn bộ, nếu chỉ có lỗi một phần thì phải bồi thường tương ứng phần lỗi của mình.
Mọi chi phí phát sinh trong thời hạn bồi thường thì Bên A phải có trách nhiệm thanh toán.
5.1.2. Trường hợp bên A vi phạm đến thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng hoặc không thông báo mà dẫn đến thiệt hại của Bên B với các bên thứ ba thì:
– Giao hàng chậm mà Bên B không chấp nhận kéo dài thời hạn thì bồi thường: ……………..
– Giao hàng mà sai địa điểm và không thông báo cho Bên B biết thì phải bồi thường: ……………
5.2. Trong trường hợp Bên B vi phạm:
5.2.1. Trong trường hợp Bên B vi phạm nghiêm trọng đến thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán mà việc thanh toán chậm ảnh hưởng đến mức không thể đạt được mục đích giao kết thì Bên B phải bồi thường: ………………………………….
5.2.2. Trường hợp Bên B vi phạm về thời hạn nhận hàng, cách thức nhận hàng và việc kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng thì:
– Nhận hàng chậm và không thông báo cho Bên A thì bồi thường: ……………………
– Không ý kiến về việc kiểm tra khi nhận hàng thì phải phạt: …………………………
===>>> Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng
Điều 6. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện …. lần và phải được lập thành văn bản.
Nếu sau …. lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Điều 7. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ …./…./…… đến …./…./…..
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên …. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành … bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ … bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
Trên đây là mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may chung nhất. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới: contact@luatthaian.vn.
4. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu của Luật Thái An
4.1. Các loại hợp đồng xuất nhập khẩu Luật Thái An soạn thảo
Chúng tôi chuyên soạn thảo các loại hợp đồng, trong đó có rất nhiều loại hợp đồng xuất nhập khẩu như sau:
Hợp đồng xuất nhập khẩu giữa các giữ vai trò khác nhau:
- hợp đồng xuất khẩu ba bên, hợp đồng xuất khẩu hai bên
- hợp đồng nhập khẩu ba bên, hợp đồng nhập khẩu hai bên
- hợp đồng nhập khẩu độc quyền
Hợp đồng xuất khẩu với các mục đích khác nhau:
- hợp đồng xuất khẩu nông sản, hợp đồng xuất khẩu hoa quả, hợp đồng xuất khẩu gạo, hợp đồng xuất khẩu cà phê, hợp đồng xuất khẩu chuối, hợp đồng xuất khẩu hạt điều, hợp đồng xuất khẩu tôm, hợp đồng xuất khẩu đậu phộng, hợp đồng xuất khẩu hạt điều
- hợp đồng xuất khẩu giày dép
- hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc
- hợp đồng xuất khẩu than đá
- hợp đồng xuất khẩu đồ gỗ nội thất
- hợp đồng xuất khẩu máy móc, hợp đồng xuất khẩu xe máy
- hợp đồng xuất khẩu phần mềm
Hợp đồng nhập khẩu với các mục đích khác nhau:
- hợp đồng nhập khẩu máy móc, hợp đồng nhập khẩu ô tô, hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy tính
- hợp đồng nhập khẩu gỗ
- hợp đồng nhập khẩu nhựa
- hợp đồng nhập khẩu nhôm
- hợp đồng nhập khẩu rượu
4.2. Giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu
===>>> Xem thêm: BẢNG GIÁ DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
4.3. Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu
===>>> Xem thêm: QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ
4.4. Thời gian cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu
Thời gian soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu là 3 – 5 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin.
- Thủ tục bổ sung ngành nghề hợp tác xã - 08/05/2022
- Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở hợp tác xã - 03/05/2022
- Mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt - 29/04/2022
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.