Không đóng bảo hiểm cho người lao động bị xử phạt thế nào?

Khi thuê người lao động làm việc cho doanh nghiệp của mình, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng lao động lại không đóng bảo hiểm cho người lao động. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi chính đáng mà đáng lẽ người lao động phải được hưởng.

Với sứ mệnh đem lại công bằng, bênh vực lẽ phải, người yếu thế trong xã hội. Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về việc công ty “Không đóng bảo hiểm cho người lao động bị xử phạt thế nào?” trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề Không đóng bảo hiểm cho người lao động bị xử phạt thế nào?

Chào luật sư. Tôi tên là Phan Thu Hà, 39 tuổi, hiện đang cư trú tại quận 7, TP HCM. Tôi có một thắc mắc về vấn đề Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị xử phạt thế nào? như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:

“Tôi ký hợp đồng với một công ty bất động sản, mức lương là 6.750.000 đồng/tháng từ tháng 6/2019. Đến nay đã được 10 tháng, nhưng công ty đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Các nhân viên khác cũng ở tình trạng như tôi. Tôi phải làm thế nào để được đóng bảo hiểm xã hội? “

Công ty Luật Thái An trả lời câu hỏi về Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử phạt thế nào?

Dưới đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử phạt công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Khi nào thì người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội?

Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động làm việc trong lĩnh vực tư nhân thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm những Người làm việc theo hợp đồng lao động: 

  • Hợp đồng không xác định thời hạn; 
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn; 
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. 

Theo điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm:

  • Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội;
  • Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. 

Như vậy, doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ và hàng tháng trích tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật với người lao động có Hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên; Hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Ngoài ra, Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương cũng là đối tượng phải tham gia đống bảo hiểm xã hội.

>>> Xem thêm:  Khi nào phải đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên?

không đóng bảo hiểm cho người lao động
Chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động theo như thỏa thuận là trái pháp luật – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động là hành vi bị cấm

Theo điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

ĐIỀU 1: Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

  2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.

  3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.

  4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

  5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội.

>>> Xem thêm:  Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

4. Xử phạt hành vi không đóng bảo hiểm cho người lao động như thế nào?

Có hai hình thức xử phạt tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi sai phạm: xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi sẽ trình bầy sau đây:

a. Xử phạt hành chính hành vi không đóng bảo hiểm cho người lao động như thế nào?

Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định như sau:

  1. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

  2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hai hành vi sai phạm đó là:

  • Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho TOÀN BỘ người lao động
  • Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho MỘT SỐ người lao động

Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP cũng quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;

b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều này từ 30 ngày trở lên.

Như vậy, khi người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì không những phải truy nộp, trả lãi nộp chậm và bị phạt tiền.

b. Xử phạt hình sự hành vi không đóng bảo hiểm cho người lao động như thế nào?

Điều 216 Bộ Luật hình sự 2015 quy định như sau:

Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần tr lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;

d) Không đóng số tiền bảo him đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

5. Cần làm gì khi người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động?

Như vậy, đối với trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì:

  • Người lao động phải có ý kiến khiếu nại với người sử dụng lao động (Giám đốc hoặc tổng Giám đốc) yêu cầu được đóng bảo hiểm xã hội.
  • Trường hợp người sử dụng lao động vẫn không đóng, người lao động có thể gửi đơn lên Phòng hoặc Sở lao động – Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.

>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại lao động

Trên đây là các vấn đề liên quan tới vấn đề công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động. 

Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

6. Dịch vụ tư vấn luật lao động và dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tại Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là sự lựa chọn khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động của chúng tôi. 

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói