Thành viên có được khởi kiện Giám đốc công ty không?

Trong quá trình đầu tư, hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi việc xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về “Thành viên có được khởi kiện Giám đốc công ty không?”

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề khởi kiện giám đốc công ty

Chào luật sư. Tôi tên là thành viên sáng lập của 1 công ty TNHH có trụ sở tại Lạng Sơn. Tôi muốn khởi kiện giám đốc công ty  với nội dung như dưới đây. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi.

Tôi có góp vốn cùng một người bạn và 2 người nữa cùng thành lập một công ty TNHH hoạt động được khoảng 4 năm. Tôi góp 30% vốn điều lệ của công ty. A là giám đốc công ty và là người điều hành mọi hoạt động của công ty.

Tôi làm phó giám đốc, nhưng chỉ làm việc bán thời gian phụ trách về kỹ thuật. Gần đây công ty sắp hoàn thành một công trình lớn.

Tôi có tham gia làm dự toán và nắm bắt chi phí công trình nên biết công ty lãi khoảng 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên A lại báo cáo là công ty thua lỗ và muốn tôi rút vốn lấy tiền về. Tôi không đồng ý và muốn họp hội đồng thành viên nhưng A và các thành viên khác không đồng ý.

Nhờ Luật sư tư vấn: Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Tôi có thể khởi kiện A không?

Công ty Luật Thái An trả lời câu hỏi về Khởi kiện giám đốc công ty 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề có được khởi kiện giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên không?, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh khởi kiện giám đốc công ty

Cơ sở pháp lý điều chỉnh khởi kiện giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên là Luật doanh nghiệp 2014 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2. Quyền lợi của thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Pháp luật đã quy định tại Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 về các quyền lợi của thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên. Cụ thể như sau:

“Điều 50. Quyền của thành viên

1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.

2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.

3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

7. Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này.

8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:

a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;

b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;

c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;

d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.….”

Theo đó:

  • Bạn có quyền được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp của mình, sau khi công ty đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Căn cứ khoản 8 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014, trường hợp bạn nắm giữ 30% vốn điều lệ của công ty, nên ngoài các quyền lợi thông thường bạn còn có các quyền như yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên; kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm của công ty…
  • Căn cứ khoản 7 Điều 50 Luật Doanh nghiệp thì bạn có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Giám đốc, người đại diện theo pháp luật  theo quy định tại Điều 72 của Luật này.

3. Trách nhiệm của giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Trách nhiệm của Giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tại Điều 71 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:

“Điều 71. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên và người quản lý khác

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên và người quản lý khác của công ty có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

b) Trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối;

d) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Do đó, trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, Giám đốc có trách nhiệm phải trình báo cáo quyết toán tài chính một cách chính xác và trung thực đến Hội đồng thành viên của công ty.

Vậy nên, nếu có đủ căn cứ, tài liệu chứng minh Giám đốc công ty bạn đang cung cấp chưa chính xác, trung thực về tình hình tài chính công ty thì mới xác định được hành vi vi phạm của người này. 

Thành viên có được khởi kiện Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên trở lên không?
Thành viên có được khởi kiện Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên trở lên không?

Bên cạnh đó, nếu ông A là giám đốc công ty, đồng thời là chủ tịch hội đồng thành viên thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo Điều 57 Luật Doanh nghiệp như sau:

Điều 57. Chủ tịch Hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Theo đó, trong trường hợp này, ông A có thể sẽ phải có trách nhiệm triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên có đủ số vốn theo quy định của pháp luật.

4. Phương án giải quyết tranh chấp nội bộ giữa các thành viên công ty

Theo như bạn đã trình bày thì có thể thấy giám đốc A có dấu hiệu của việc báo cáo gian dối tình hình tài chính của công ty, vi phạm trách nhiệm quản lý.

Nếu có đủ căn cứ chứng minh suy luận của bạn là đúng thì có hai cách bạn có thể áp dụng để xử lý trong trường hợp này:

  • Cách 1: Bạn gửi yêu cầu họp Hội đồng thành viên bằng văn bản đến chủ tịch Hội đồng thành viên đề nghị tổ chức cuộc họp giải quyết.

Nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày bạn gửi yêu cầu mà chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập cuộc họp thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra đối với công ty và thành viên có liên quan của công ty. (khoản 5 Điều 58 Luật Doanh nghiệp)

Trường hợp này, bạn có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý để triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.

  • Cách 2: Bạn có thể khởi kiện dân sự giám đốc công ty vì đã vi phạm trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Doanh nghiệp 2014.
“Điều 72. Khởi kiện người quản lý

1. Thành viên công ty tự mình, hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác vi phạm nghĩa vụ của người quản lý trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm quy định tại Điều 71 của Luật này;

b) Không thực hiện đúng và đầy đủ hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty về các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng thành viên;

c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

2. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện Giám đốc công ty bạn nếu có đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của người này.

5. Tóm lược ý tư vấn về vấn đề “khởi kiện giám đốc công ty như thế nào?”

Hai cách trên có thể xử lý vấn đề và đảm bảo quyền lợi cho bạn. Bạn có thể khởi kiện giám đốc công ty hay bất cừ thành viên quản lý nào trong công ty, nếu có chứng cứ về việc họ làm trái nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn về vấn đề “khởi kiện giám đốc công ty như thế nào”. Để được tư vấn chi tiết và được hướng dẫn ứng xử trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp  – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

6. Dịch vụ tư vấn luật và dịch vụ giải quyết tranh chấp tại Luật Thái An

Trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa các thành viên hoặc cổ đông sáng lập có thể phát sinh mâu thuẫn. Trường hợp giám đốc công ty không thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, hoặc vi phạm pháp luật dẫn đến tranh chấp thì việc khởi kiện giám đốc công ty là việc cực chẳng đã. Đây là vấn đề tương đối phức tạp, người trong cuộc có thể tham vấn ý kiến của Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ kịp thời, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.

Tham khảo thêm các bài viết sau:

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

 

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói