Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại cho Việt Nam nhiều kết quả khả quan về xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước, giải quyết vấn đề việc làm… Một trong những yếu tố góp phần đạt được những thành tựu trên phải kể đến việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư, trong đó có hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức đầu tư này, Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư trong và ngoài nước xin chia sẻ một số nội dung hữu ích tới bạn đọc về đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong bài viết dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh là:
- Luật Đầu tư năm 2020
- Bộ Luật Dân sự năm 2015
- Điều lệ doanh nghiệp của các bên tham gia hợp đồng (nếu là pháp nhân)
2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì:
“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Theo Điều 504 Bộ Luật Dân sự 2015 thì:
“Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.
Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh (thỏa thuận hợp tác kinh doanh) là hợp đồng/thỏa thuận có các bên tham gia. Các chủ thể tham gia hợp đồng này cùng đóng góp tài sản, công sức, cùng sản xuất, kinh doanh, đầu tư hiệu quả hơn nhằm hưởng lợi nhuận, chia sẻ rủi ro kinh doanh mà không phải thành lập pháp nhân kinh tế mới.
===>>> Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

3. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh
3.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng song vụ
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo thỏa thuận hợp tác kinh doanh của các bên và theo quy định của pháp luật.
3.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng không có đền bù mà cùng chia sẻ lãi hoặc lỗ
Sau khi giao kết hợp đồng, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc đã thỏa thuận hợp tác kinh doanh và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lợi nhuận thì chia cho các thành viên theo thỏa thuận. Nếu thua lỗ thì các bên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp của mình vào hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư.
3.3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng đa phương
Số lượng các chủ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh là không giới hạn, có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy theo quy mô của dự án hợp tác cũng như nhu cầu, kỹ năng và mong muốn của các nhà đầu tư.
3.4. Hợp đồng hợp tác kinh doanh không dẫn tới việc thành lập pháp nhân mới
Khác với hợp đồng liên doanh, thỏa thuận hợp tác kinh doanh, đầu tư trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không dẫn tới việc thành lập pháp nhân mới, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung. Các bên hợp tác độc lập với nhau về kinh tế, tổ chức, tư cách pháp lý.
4. Một số mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
Dưới đây là hướng dẫn soạn thảo một số loại hợp đồng hợp tác kinh doanh phục vụ cho nhu cầu đông đảo khách hàng.
Tuy nhiên cần lưu ý là những mẫu hợp đồng này chỉ mang tính chất tham khảo, khách hàng cần tìm hiểu và nghiên cứu các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến của luật sư trước khi soạn thảo, ký kết hợp đồng do việc bảo vệ quyền lợi cho bên chủ thể nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cách xây dựng các điều khoản trong hợp đồng.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn
- Hợp đồng hợp tác môi giới
- Hợp đồng hợp tác mở cửa hàng tiện lợi
Trên đây là bài viết về “Hợp đồng hợp tác kinh doanh có đặc điểm gì?” của Công ty Luật Thái An.
Trường hợp cần được tư vấn chi tiết hơn và giải đáp các thắc mắc cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn của Luật Thái An – bạn sẽ được luật sư giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
===>>> Xem thêm:
5. Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh/thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Công ty Luật Thái An chuyên sâu về tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh cho mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, pháp nhân, nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý và thực hiện dịch vụ soạn thảo hợp đồng, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh của Luật Thái An, bạn sẽ được:
- Tư vấn về thủ tục công chứng, hợp thức hóa hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Soạn thảo, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu: các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro, các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng;
===>>> Xem thêm:
- Bảng giá dịch vụ tư vấn, soạn thảo, rà soát hợp đồng
- Quy trình dịch vụ tư vấn, soạn thảo, rà soát hợp đồng
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỊP THỜI!
- Thủ tục bổ sung ngành nghề hợp tác xã - 08/05/2022
- Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở hợp tác xã - 03/05/2022
- Mẫu hợp đồng góp vốn bằng tiền mặt - 29/04/2022
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.