Điều kiện, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, chung cư mini

Kinh doanh dịch vụ khách sạn là loại mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay trên thị trường. Cũng như các cơ sở kinh doanh nói chung, các khách sạn phải đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Để cung cấp thông tin cho bạn đọc về điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy của khách sạn, trong bài viết dưới đây Công ty luật Thái An – công ty luật trực thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội sẽ tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý điều chỉnh về điều kiện, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, chung cư mini là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, chung cư mini có cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không?

Căn cứ Phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy gồm “Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ- CP quy định danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy gồm: “10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên..”

Đối với Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thì thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

3. Điều kiện để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, chung cư mini

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì với khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, chung cư mini thuộc cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này nên cần đáp ứng điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:

“a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.”

Đồng thời, trường hợp với khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, chung cư mini thuộc trường hợp cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên hoặc là nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy thì phải đáp ứng điều kiện tại Điều 11 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cụ thể là:

“1. Đối với công trình cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên:

a) Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

b) Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

2. Đối với nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

b) Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.”

Bên cạnh đó, đối với nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thì cần đáp ứng điều kiện tại  Điều 13 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình thì khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới công trình.

Khách sạn phải đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy
Khách sạn phải đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy – Nguồn ảnh minh họa: Internet

4. Thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, chung cư mini

a. Lập phương án thiết kế về phòng cháy chữa cháy cho công trình

Việc lập dự án, thiết kế công trình phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện. Hồ sơ gồm có:

  • Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
  • Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;
  • Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
  • Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy;
  • Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);
  • Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;
  • Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

b. Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình.

Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

  • Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.
  • Thiết kế cơ sở: Từ 5-10 ngày

c. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao.

Chủ đầu tưthông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:

  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
  • Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:

  • Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư chuẩn bị;
  • Kiểm tra việc thi công, lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt;
  • Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình vào sử dụng.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi điều kiện và thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà nghỉ, chung cư mini…

Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói