Quy định về lương hưu từ năm 2021

Bộ Luật Lao động năm 2019, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021 có nhiều thay đổi liên quan đến quyền lợi của người lao động, một trong những thay đổi được nhiều người lao động quan tâm đó là quy định mới về chế độ hưu trí và chính sách hưởng lương hưu. Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về quy định mới này, Công ty Luật Thái An xin gửi tới bạn đọc bài viết quy định về lương hưu dưới đây.


1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về lương hưu

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về lương hưu là các văn bản pháp luật sau:

  • Bộ Luật Lao động năm 2019
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Nghị định số:134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
  • Thông tư số: 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Chế độ lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?

2.1. Các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hưởng lương hưu

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

(2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

(3) Cán bộ, công chức, viên chức;

(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

(6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

(7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

(8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

(9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Kể từ 01/01/2019, khi Bộ luật lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực, quy định về tuổi nghỉ hưu có sự thay đổi, theo đó, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ được tăng lên theo lộ trình nên điều kiện hưởng lương hưu của người lao động từ năm 2021 cũng sẽ có sự thay đổi.

Quy định về lương hưu

Quy định về lương hưu từ 01/01/2021 – Nguồn ảnh minh họa: Internet

2.2. Điều kiện hưởng lương hưu từ 01/01/2021 đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động từ 01/01/2021 cụ thể như sau:

2.2.1 Điều kiện hưởng lương hưu

a. Người lao động thuộc các trường hợp (1), (2), (3), (4), (7), (8) và (9) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 01: Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ Luật Lao động, cụ thể:

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu
2021 60 tuổi 3 tháng 2021 55 tuổi 4 tháng
2022 60 tuổi 6 tháng 2022 55 tuổi 8 tháng
2023 60 tuổi 9 tháng 2023 56 tuổi
2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng
2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng
2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi
2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng
2029 58 tuổi
2030 58 tuổi 4 tháng
2031 58 tuổi 8 tháng
2032 59 tuổi
2033 59 tuổi 4 tháng
2034 59 tuổi 8 tháng
Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi

Trường hợp 02: Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ Luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, cụ thể:

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu thấp nhất Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu thấp nhất
2021 55 tuổi 3 tháng 2021 50 tuổi 4 tháng
2022 55 tuổi 6 tháng 2022 50 tuổi 8 tháng
2023 55 tuổi 9 tháng 2023 51 tuổi
2024 56 tuổi 2024 51 tuổi 4 tháng
2025 56 tuổi 3 tháng 2025 51 tuổi 8 tháng
2026 56 tuổi 6 tháng 2026 52 tuổi
2027 56 tuổi 9 tháng 2027 52 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi 57 tuổi 2028 52 tuổi 8 tháng
2029 53 tuổi
2030 53 tuổi 4 tháng
2031 53 tuổi 8 tháng
2032 54 tuổi
2033 54 tuổi 4 tháng
2034 54 tuổi 8 tháng
Từ năm 2035 trở đi 55 tuổi

Trường hợp 03: Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

Trường hợp 04: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trường hợp 05: Trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định như trên thì được hưởng lương hưu.

===>>> Xem thêm: Tuổi nghỉ hưu từ năm 2021

b. Người lao động thuộc trường hợp (5) và (6) nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 01: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác.

Trường hợp 02: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu thấp nhất Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu thấp nhất
2021 50 tuổi 3 tháng 2021 45 tuổi 4 tháng
2022 50 tuổi 6 tháng 2022 45 tuổi 8 tháng
2023 50 tuổi 9 tháng 2023 46 tuổi
2024 51 tuổi 2024 46 tuổi 4 tháng
2025 51 tuổi 3 tháng 2025 46 tuổi 8 tháng
2026 51 tuổi 6 tháng 2026 47 tuổi
2027 51 tuổi 9 tháng 2027 47 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi 52 tuổi 2028 47 tuổi 8 tháng
2029 48 tuổi
2030 48 tuổi 4 tháng
2031 48 tuổi 8 tháng
2032 49 tuổi
2033 49 tuổi 4 tháng
2034 49 tuổi 8 tháng
Từ năm 2035 trở đi 50 tuổi

Trường hợp 03: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.2.2 Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

a) Người lao động thuộc các trường hợp (1), (2), (3), (4), (7), (8) và (9) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu tại trường hợp 01, trường hợp 02 và trường hợp 03 Mục 2.1 a nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 01: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.

Trường hợp 02: Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trường hợp 03: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

b) Người lao động thuộc các trường hợp (5) và (6) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu tại trường hợp 01 và trường hợp 02 Mục 2.1.b khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 01: Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019;

Trường hợp 02: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.

2.3. Mức lương hưu hàng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

2.3.1 Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau:

Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam

Trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Trường hợp nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%.

Lưu ý: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%; trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định.

Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ

Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%;

Lưu ý: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%; trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định.

Trường hợp người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

===>>> Xem thêm: Nhận bảo hiểm xã hội một lần như thế nào?

2.4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được xác định như sau:

(i) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
60 tháng

(ii) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12 /2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
72 tháng

(iii) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
96 tháng

(iv) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
120 tháng

(v) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
180 tháng

(vi) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
240 tháng

(vii) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được xác định như sau:

 

Mbqtl

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được xác định như sau:

 

 

Mbqtl

 

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

trong đó, Mbqtl: là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

===>>> Xem thêm: Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội

3. Chế độ lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

3.1 Điều kiện hưởng lương hưu

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Từ ngày 01/01/2021, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019
  • Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên

3.2 Mức lương hưu hàng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

a. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau:

Đối với lao động nam

Trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Trường hợp nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%.

Đối với lao động nữ

Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%;

Lưu ý: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%; trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định.

b. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Lưu ý: Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức hưởng lương hưu hàng tháng như sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

a. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau:

  • Đối với lao động nam

Trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Trường hợp nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%.

  • Đối với lao động nữ

Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%; trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định.

b. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được xác định như sau:

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH  

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong đó:

  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
  • Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

===>>> Xem thêm:

 

Trên đây là phần tư vấn về “Quy định về lương hưu”. Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

4. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Bộ Luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) đã bổ sung nhiều quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động. Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn lao động của Công ty Luật Thái An sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tuân thủ pháp luật, tránh vi phạm pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý đáng tiếc.

===>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật lao động

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói