Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế

Theo tổng kết ngành Tòa án thì tranh chấp tài sản đặc biệt tranh chấp thừa kế đang có xu hướng gia tăng. Khi xảy ra tranh chấp thừa kế có nhiều phương hướng để giải quyết tuy nhiên để vừa đảm bảo quyền lợi của mình vừa hài hòa không ảnh đến mối quan hệ thân thuộc điều đó không phải là dễ. Chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế sau đây:

1. Tranh chấp thừa kế là gì?

Tranh chấp được hiểu là việc xảy ra những bất đồng, trái ngược, mâu thuẫn về lợi ích vật chất giữa các bên. Trên thực tiễn thi hành pháp luật thì các tranh chấp thừa kế thường có các nội dung sau:

  • Tranh chấp hàng thừa kế
  • Tranh chấp về di sản thừa kế
  • Tranh chấp cách hiểu về nội dung di chúc
  • Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản
  • Tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế

2. Nguyên nhân gây ra tranh chấp thừa kế

Có nhiều nguyên nhân, nhưng những nguyên nhân gây ra tranh chấp thừa kế sau đây là phổ biến nhất:

  • Sự không rõ ràng về di sản và người thừa kế: Khi người qua đời không để lại di chúc hoặc di chúc không rõ ràng, khó hiểu, việc xác định người thừa kế và cách phân chia tài sản trở nên phức tạp. Các bên liên quan thường có những quan điểm khác nhau về cách giải quyết, dẫn đến mâu thuẫn.
  • Thừa kế không công bằng: Việc phân chia tài sản mà không công bằng, không tôn trọng quyền lợi và mong muốn của mỗi thành viên thường gây ra bất mãn và tranh chấp.
  • Mâu thuẫn cá nhân trong gia đình: Những mâu thuẫn cá nhân từ trước đó có thể trở thành tác nhân gây ra tranh chấp thừa kế. Các mâu thuẫn này khi kết hợp với vấn đề tài sản thường khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn.
  • Thiếu hiểu biết về pháp luật thừa kế: Không ít trường hợp tranh chấp xảy ra do các bên liên quan không nắm rõ quy định của pháp luật. Sự thiếu hiểu biết này dễ dẫn đến việc đưa ra những quyết định không phù hợp, gây thất thoát về tài sản và mối quan hệ.

3. Các phương án giải quyết tranh chấp thừa kế

Tranh chấp thừa kế là dạng tranh chấp đặc biệt bởi vì những chủ thể tranh chấp thừa kế thường có mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân chính vì vậy để giải quyết tranh chấp mà vẫn giữ được mối quan hệ là điều không dễ dàng. Để giải quyết tranh chấp thừa kế các chủ thể có thể lựa chọn các phương thức sau:

a. Giải quyết tranh chấp thừa kế thông qua đối thoại và thương lượng trong gia đình

Hoà giải tranh chấp thừa kế thông qua đối thoại và thương lượng trong gia đình là phương án đầu tiên cần nghĩ tới. Phương thức này có những ưu điểm. Đó là việc đối thoại và thương lượng giữa các thành viên gia đình thường diễn ra trong một không gian thân thiện và không áp đặt. Việc giải quyết tranh chấp trong gia đình giúp giữ gìn mối quan hệ và không tốn kém.

Khi có tranh chấp, các bên liên quan nên tụ tập lại, thảo luận vấn đề một cách minh bạch, rõ ràng. Đôi khi, việc tạo ra một không gian trung lập cho buổi thảo luận có thể giúp giảm bớt căng thẳng.

Để giải quyết tranh chấp thừa kế theo cách này hiệu quả thì mỗi thành viên gia đình, mỗi người thừa kế nên tìm hiểu và tuân thủ theo quy định của pháp luật về thừa kế. Điều này giúp mỗi bên xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tránh được nhiều tranh chấp không cần thiết và giúp quá trình giải quyết diễn ra nhanh chóng.

Đầu tiên, nên tìm hiểu pháp luật thừa kế và các văn bản pháp luật liên quan. Trong trường hợp cần, việc tìm kiếm sự tư vấn từ luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế là lựa chọn tốt.

giải quyết tranh chấp thừa kế
3 phương án giải quyết tranh chấp thừa kế – ảnh minh hoạ: Luật Thái An

b. Sử dụng dịch vụ trung gian hoà giải để giải quyết tranh chấp thừa kế

Hoà giải tranh chấp thừa kế thông qua một bên thứ ba trung lập là một cách hiệu quả. Người hòa giải không đưa ra quyết định như một thẩm phán mà hỗ trợ các bên tìm ra một giải pháp thỏa đáng.

Các bên tham gia vào một buổi hòa giải dưới sự hướng dẫn của người trung gian, thảo luận vấn đề và tìm kiếm giải pháp. Một số tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải có thể hỗ trợ trong việc này.

Phương thức giải quyết tranh chấp này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, tiết kiệm chi phí cho các bên tuy nhiên kết quả giải quyết tranh chấp mang không tính chất bắt buộc cho các bên.

c. Giải quyết tranh chấp thừa kế tại Toà án

Khi các phương pháp thương lượng không mang lại kết quả, việc đưa vụ việc ra tòa án giúp đảm bảo quyền lợi của mỗi bên được bảo vệ theo pháp luật. Việc này yêu cầu một quy trình pháp lý cụ thể từ việc nộp đơn kiện, tham gia phiên toà và tuân thủ quyết định của tòa án.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Để được Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế thì nguyên đơn cần xác định đúng thẩm quyền của Tòa án. Theo đó tranh chấp thừa kế sẽ được giải quyết tại một trong những Tòa án nhân dân sau:

  • Tranh chấp thừa kế liên quan đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện có bất động sản
  • Thừa kế không liên đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú trừ trường hợp liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài

Trình tự giải quyết tranh chấp thừa kế

  • Bước 1: Nguyên đơn nộp một bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nguyên đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ khởi kiện thông qua đường bưu điện.
  • Bước 2: Tòa án yêu cầu nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành thụ lý giải quyết
  • Bước 3: Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong đó Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho các bên, yêu cầu các bên cung cấp công khai chứng cứ liên quan đến vụ việc…

>>> Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai

Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp thừa kế tại Toà án sẽ thực hiện theo thủ tục tố tụng quy định tại Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 với các ưu điểm và nhược điểm sau:

Về ưu điểm:
  • Đây là phương thức giải quyết có trình tự thủ tục theo quy định pháp luật
  • Bản án, quyết định của Tòa án có giá trị ràng buộc các bên phải thực hiện, nếu không thực hiện sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi
  • Chủ thể giải quyết là những người có kinh nghiệm, có hiểu biết pháp luật đảm bảo được sự công bằng và hợp lý trong việc giải quyết tranh chấp
Về nhược điểm:
  • Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án có lẽ là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng vì việc kiện tụng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ, uy tín, danh dự các bên
  • Thời gian giải quyết tranh chấp khá kéo dài, chi phí giải quyết tranh chấp lớn

4. Vai trò của luật sư trong giải quyết tranh chấp thừa kế

Trong mọi vụ việc liên quan đến tranh chấp thừa kế, vai trò của luật sư trở nên vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Luật sư, với kiến thức sâu rộng về pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, trở thành bản lề giữa bên kiện và hệ thống tư pháp, giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất:

  • Trước hết, luật sư giúp khách hàng hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ việc. Trong lĩnh vực thừa kế, có nhiều quy định pháp luật mà không phải ai cũng nắm rõ. Chính luật sư sẽ hướng dẫn, giải thích và tư vấn cho khách hàng về các quy định này, giúp họ có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn về vấn đề mình đang phải đối mặt. Điều này giúp người thừa kế có thể tự tin hơn khi đưa ra quyết định và hành động trong vụ việc.
  • Tiếp theo, luật sư đóng vai trò như một người trung gian, giúp hòa giải giữa các bên trong tranh chấp. Đôi khi, chỉ cần sự hiện diện và lời khuyên của một luật sư có kinh nghiệm có thể giúp giải quyết nhanh chóng những mâu thuẫn, tránh được việc đưa ra tòa và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho tất cả các bên liên quan.
  • Nếu vụ việc không thể giải quyết thông qua thương lượng hoặc hòa giải và phải đưa ra tòa, luật sư chính là “bức tường vững chắc” bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Họ chuẩn bị hồ sơ, thu thập chứng cứ, đưa ra lập luận và đại diện cho khách hàng trước toà. Với sự hỗ trợ của luật sư, khách hàng có thể đối mặt với quá trình tố tụng một cách an tâm hơn, biết rằng mình đang được bảo vệ một cách chặt chẽ theo pháp luật.
  • Cuối cùng, luật sư cũng giúp khách hàng trong việc thực thi các quyết định của tòa án. Sau khi một quyết định được đưa ra, việc thực hiện nó không phải lúc nào cũng diễn ra một cách trơn tru. Luật sư sẽ đồng hành cùng khách hàng trong việc giám sát và đảm bảo rằng mọi quyết định của tòa đều được tuân thủ đúng mực.

Công ty Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế. Trong khuôn khổ dịch vụ pháp lý, luật sư sẽ tư vấn và/hoặc đại diện khách hàng khởi kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Toà án:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn phương hướng bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
  • Tiến hành hòa giải tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn thời hạn giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
  • Đại diện khách hàng bảo vệ quyền lợi trong vụ việc tranh chấp thừa kế

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ!

Nguyễn Văn Thanh